Hậu quả Sự_kiện_phá_đê_Hoa_Viên_Khẩu

Bên cạnh số người chết to lớn, các khu vực ngập nước đã bị ảnh hưởng trong nhiều năm sau. Các vùng nông thôn bị ngập nước ít nhiều bị bỏ hoang và tất cả các cây trồng bị phá hủy. Khi nước rút đi, các vùng đã ngập gần như là không thể canh tác được vì phần lớn đất bị phủ bùn. Rất nhiều công trình công cộng và nhà ở cũng bị phá hủy, khiến những người sống sót sống cơ cực. Các kênh tưới tiêu cũng bị hủy hoại, làm tăng thêm tác hại sinh thái trên đất nông nghiệp.[4]

Sự phá hủy cũng có ảnh hưởng bất lợi đến dân số Trung Quốc. Người dân Trung Quốc thời đó không biết được nhóm nào đáng bị đổ lỗi cho thảm họa này, hoặc Trung Hoa Quốc dân đảng hoặc là quân xâm lược Nhật Bản, nhiều người sống sót đổ lỗi cho cả hai bên. Khu vực bị ngập lụt đã trở thành một khu tuyển dụng màu mỡ cho đảng Cộng sản Trung Quốc, những người đã tận dụng sự giận dữ của người sống sót đối với một kẻ thù chung để đưa họ gia nhập hàng ngũ của mình. Vào thập niên 1940, khu vực này đã phát triển thành một căn cứ du kích chính gọi là Căn cứ địa Dự Hoàn Tô (chữ Hán: 豫皖苏, bính âm: Yuwansu).[4]

Vụ phá đê đã trở thành tiêu điểm để đảng Cộng sản tuyên truyền chống lại Chính phủ Quốc dân đảng. Sau thế chiến, Quốc dân đảng với sự trợ giúp của Liên Hợp Quốc cố vá lại chỗ đê bị phá, đê được đắp lại vào năm 1946 và 1947, và sông Hoàng Hà quay trở lại dòng chảy cũ như trước năm 1938. Vụ phá đê đã khiến Quốc dân đảng mất lòng dân và mang lại cho đảng Cộng sản một lực lượng lớn ở miền Bắc.[4]

Liên quan